Hoài niệm Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20

Ngược dòng thời gian gần 100 năm về trước, Hà Nội hiện lên với khung cảnh bình yên trầm mặc. Vẫn góc phố, vẫn tháp rùa và vẫn hàng cây ấy, ta như yêu thêm một Hà Nội lịch sử, cổ kính và thân thương.


Góc phố đoạn giao giữa hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng.


Hướng ra mặt hồ Hoàn Kiếm, toà nhà bưu điện Hà Nội là nơi mà nhiều người dân lui tới để gửi thư, bưu phẩm…


Khung cảnh ngõ Cầu Gỗ những năm đầu thế kỷ 20. Nằm trên phố Cầu Gỗ, ngõ Cầu Gỗ là con phố một chiều, nằm trong khu phố cổ Hà Nội. Thời bấy giờ, con ngõ này đây là phố là nơi mà các học trò khu vực xung quanh thường tới ăn cơm. Đến thời Pháp thuộc, phố mang tên Rue du Pont en bois (nghĩa vẫn là Cầu Gỗ), là con phố chính của Hà Nội cổ.

 

Đây là hình ảnh của đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn ngã tư Tràng Tiền, Hàng Khay. Vào những năm cuối thế kỷ 19, đoạn đường này gọi là phố Hồ (hay Rue du Lac), kéo dài từ phố Tràng Tiền tới đền Bà Kiệu. Sau ngày Giải phóng Thủ đô (1954), con phố này được đổi tên thành phố Đinh Tiên Hoàng để ghi nhớ công lao vị vua có công dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước.


Hình ảnh đoạn đường đi qua Tràng Tiền, nay là đoạn đường đi qua rạp Công Nhân. Nơi đây có tên nguyên gốc là Cinéma Palace, do người Pháp khởi công xây dựng năm 1917 và hoàn thành năm 1920. Rạp được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển của Pháp, với mục đích trở thành một rạp chiếu phim sang trọng bậc nhất của vùng Đông Dương. Khi người Pháp tái chiếm Hà Nội, năm 1947, rạp được đổi tên thành Eden. Năm 1954, rạp có tên Công Nhân như ngày nay..

 

Cũng trên con phố Tràng Tiền, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng là nơi được nhiều nhiếp ảnh gia ngày ấy lựa chọn để ghi dấu. Bảo tàng thành lập ngày 3/9/1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và hoạt động vào năm 1932. Vào thời điểm bấy giờ, Bảo tang Lịch sử Việt Nam là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Bảo tàng do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925, được coi là một đại diện lớn của phong cách kiến trúc Đông Dương

 

Hình ảnh tiếp theo là hình ảnh của ngã tư phố Hàng Bạc giao với phố Hàng Đào. Thời ấy, phố Hàng Đào có tên là Rue de la Soie (phố bán lụa). Đây cũng là con phố có lắp đường ray tàu điện bánh sắt chạy từ bờ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu. Ngày nay đường ray tàu điện không còn nữa. Phố Hàng Bạc vẫn giữ nghề, còn phố Hàng Đào bán chủ yếu là quần áo.

 

Lối xuống chân cầu Long Biên xưa và nay không có sự khác nhau nhiều. Vẫn là cung đường cong cong, vẫn có biết bao cuộc đời mưu sinh cả phía trên và phía dưới lối đi.

Gần 100 năm kể từ thời điểm chụp những bức ảnh trên, Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Thế nhưng đâu đó quanh đây, du khách vẫn có thể bắt gặp những nét cổ kính rất riêng của Hà Nội. Và để cảm nhận rõ nhất, đừng quên lựa chọn Khách sạn Đức Trọng Hanoi - khách sạn gần hồ Gươm lý tưởng cho mọi du khách khi có dịp ghé lại mảnh đất Hà Thành lịch sử này. 

Tin Tức khác